Đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính nhằm giúp đối tác, các nhà đầu tư hiểu được chính xác tình hình kinh doanh và luồng tiền của tổ chức được đánh giá. Việc này giúp họ đưa ra các quyết định hợp tác và đầu tư một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Khái Niệm Báo Cáo Tài Chính

Báo cáo tài chính là bản tổng hợp các thông tin kinh tế đã được trình bày dưới dạng bảng biểu, giúp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các dòng tiền khác của doanh nghiệp. Gồm các nội dung quan trọng dưới đây:

  • Tài sản.
  • Nợ phải trả.
  • Vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Dòng tiền

Các Biểu Mẫu Theo Quy Định

Thông tư 200/2014/TT-BTC được ra đời thay cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC dùng để quy định hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

  • Bảng cân đối kế toán: Là một bảng cân đối tổng hợp giữa vốn chủ sở hữu và tài sản, công nợ phải trả của 1 doanh nghiệp, phản ánh khái quát được tình hình tài sản trong 1 thời điểm nhất định, giúp đánh giá tình hình kinh doanh, triển vọng kinh tế tài chính và khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh: Là 1 bản báo cáo phản ánh tình hình, kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Một cách tổng quát trong giới hạn 1 kỳ hạch toán, giúp so sánh đánh giá, xem xét xu hướng vận động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định tài chính và quản lý phù hợp.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là 1 bản báo cáo phản ánh được việc hình thành và việc sử dụng các dòng tiền trong kỳ báo cáo, giúp đánh giá được khả năng thanh toán, biến động tài sản, khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp đó.
  • Thuyết minh báo cáo: Là một văn bản dùng để trình bày, giải thích những vấn đề các báo cáo khác chưa làm rõ ràng và chi tiết được.

Lợi Ích Của Việc Đánh Giá Doanh Nghiệp Qua Báo Cáo Tài Chính

Nội Bộ Doanh Nghiệp

  • Các nhà quản lý doanh nghiệp: Có thể phân tích đánh giá tình hình doanh nghiệp để đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý phù hợp cho sự phát triển theo từng thời điểm.
  • Các cổ đông và công nhân viên: Có thể đánh giá khả năng chi trả các lợi ích cơ bản như cổ tức, lương, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính. Đây đều là những điều mà các đối tượng này hết sức quan tâm.

Báo Cáo Tài Chính

Các Tổ Chức Bên Ngoài Doanh Nghiệp

  • Các cơ quan nhà nước: Có thể kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tư vấn doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế phù hợp, chính xác và đúng luật định.
  • Các nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Có thể biết được tình hình thanh khoản, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhờ đó biết được mức độ rủi ro khi đầu tư hoặc cho vay tiền. Nhờ vậy, việc ra quyết định trở nên chính xác hơn, ít rủi ro hơn.
  • Nhà cung cấp: Có thể biết được khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, nhờ vậy có thể đưa ra quyết định có cung cấp cho doanh nghiệp đó hay không và hỗ trợ đưa ra phương thức thanh toán phù hợp, tránh rủi ro.
  • Khách hàng: Có thể biết được khả năng, năng lực sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng, nhờ đó có thể đưa ra quyết định mua hàng chính xác, đúng đắn.

Địa chỉ: 231-233 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1

Tel: 0941119900

Email: dichvuketoanpvm@gmail.com

Giờ làm việc: 24/7

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *