Giải thể công ty là việc chấm dứt sự tồn tại của một công ty theo ý chí của công ty hoặc của các cơ quan có thẩm quyền. Tại bài viết này, Kế toán 24h chỉ đề cập đến trình tự thủ tục giải thể công ty theo ý chí của công ty, đang hoạt động đúng luật. Vậy, thủ tục giải thể công ty bao gồm những công việc gì?

Trước khi giải thể công ty, cần phải thực hiện các công việc gì? 

Về nguyên tắc, khi tiến hành thủ tục giải thể, công ty phải thanh toán hết tất cả các khoản nợ của công ty đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Mức độ ưu tiên khi giải quyết thủ tục thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp sẽ như sau: 1. Nợ lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại doanh nghiệp 2. Nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước 3. Các khoản nợ còn lại. Và với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoản nợ lương đối với người lao động và các khoản nợ của các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình kinh doanh thường được xác định rõ ràng và đầy đủ. Đa số đã được thanh toán khi doanh nghiệp làm thủ tục xin giải thể công ty. Và phần nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước chỉ được xác định khi cơ quan thuế tiến hành thanh, kiểm tra hồ sơ kế toán – thuế khi doanh nghiệp bạn tiến hành thủ tục giải thể công ty đối với cơ quan thuế. Và ngay bây giờ,  kế toán 24h sẽ gởi đến các bạn trình tự, thủ tục giải thể công ty cụ thể như sau:

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan thuế

Bước 1 – Nộp thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tại sở KH-ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Phụ lục II-22 – Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên), biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp

Sau khi nhận được bộ hồ sơ thông báo về việc giải thể doanh nghiệp hợp lệ, trong 03 ngày làm việc, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ chuyển thông tin về việc doanh nghiệp làm thủ tục giải thể đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp. Khi cơ quan thuế nhận được thông tin “truyền về” từ Sở KH-ĐT, cơ quan thuế sẽ thông báo trực tiếp đến doanh nghiệp. Và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục quyết toán thuế trước giải thể.

Bước 2 – Thực hiện thủ tục giải thể với cơ quan thuế quản lý trực tiếp

hồ sơ giải thể công ty đối với cơ quan thuế

Trong thời gian chờ Sở KH-ĐT chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, bạn cần thực hiện tiếp tục các công việc sau:1. Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí thuế hoặc bản sao giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp2. Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan nếu doanh nghiệp bạn có hoạt động xuất nhập khẩu; Hoặc: văn bản cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN liên quan đến hoạt động XNK đến ngày ký xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải Quan và chịu trách nhiệm trên cam kết này;3. Biên bản thanh lý tài sản (nếu có)4. Thông báo kết quả hủy hóa đơn và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể; Hoặc: Văn bản cam kết chưa sử dụng và chưa phát hành hóa đơn. 5. Báo cáo quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và báo cáo thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đến thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể.6. Nộp tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp.7. Báo cáo tài chính đến thời điểm quyết toán.Lưu ý: tùy từng chi cục thuế, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị có thể khác nhau

Thời hạn giải quyết hồ sơ giải thể tại cơ quan thuế

Sau khi bạn đã nộp đủ tất cả các loại hồ sơ đã được liệt kê bên trên, thì thời hạn quyết toán thuế để giải thể công ty là ngày thứ bốn mươi lăm (45) kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Vào lúc này, công việc của bạn là chuẩn bị, hoàn thiện sổ sách kế toán để làm việc với đại diện cơ quan thuế (giai đoạn thanh/kiểm tra doanh nghiệp trước khi giải thể)
Nếu công ty bạn không xảy ra sai sót dẫn đến việc vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế thì cơ quan thuế sẽ gởi thông tin về việc công ty bạn hoàn tất nghĩa vụ thuế đến sở KH-ĐT. Đến bước này, công việc giải thể của bạn xem như đã hoàn tất được 95%. 

Bước 3 – Thực hiện thủ tục giải thể, đóng mã số doanh nghiệp tại Sở KH-ĐT

3.1 Hồ sơ giải thể ở bước này, bao gồm:

  • Báo cáo thanh lý tài sản cố định
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán
  • Phụ lục II-22 – Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)

So với việc thành lập mới, thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì khi đóng cửa công ty cần hoàn tất các nghĩa vụ thuế liên quan. Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để việc giải thể được tiến hành thuận lợi. Chúc các bạn thực hiện thủ tục giải thể thành công!

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *