Kế toán doanh nghiệp là một bộ phận kế toán đặc biệt liên quan đến kế toán cho các công ty, lập báo cáo quyết toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích, giải thích các kết quả tài chính của công ty và các sự kiện diễn ra, lập bảng cân đối kế toán hợp nhất ( Thu- Chi) cụ thể, chính xác. 

Ở bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần người phân tích tài chính, nắm rõ thu chi cũng như thuế giá trị gia tăng. Lãnh đạo doanh nghiệp không thể nào ôm hết mọi việc thu chi ngân sách, tính các khoản thanh toán thuế ước tính hàng quý, hàng năm. Từ đó, vị trí của người làm kế toán đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu tìm được một người lập kế hoạch kiểm toán giỏi, công ty sẽ ngày càng phát triển thuận lợi.. Với nhu cầu nhân lực trí tuệ ngành này ngày càng cao kể cả trong tương lai, học kế toán sẽ chẳng bao giờ lo thất nghiệp, bởi vì nó luôn giữ vị trí ảnh hưởng trong cty, bắt buộc công ty nào cũng cần đến Kế Toán.

Nhiệm vụ của một người làm tài chính kế toán doanh nghiệp như sau:

1. Nhiệm vụ của Kế toán Tài chính:

Chuẩn bị báo cáo hàng tháng bằng cách thu thập dữ liệu; Phân tích và điều tra sự khác biệt; Tóm tắt dữ liệu, và thông tin dữ liệu ngân sách logic, chính xác, trung thực. Tư vấn quản lý về các hành động cần thiết, tính toán các khoản thanh toán thuế ước tính hàng quý; chuẩn bị sẵn sàng cho việc nộp thuế hàng quý và hàng năm.

• Đáp ứng các yêu cầu về tài chính bằng cách thu thập, phân tích, tổng hợp và diễn giải dữ liệu quỹ. (Chuẩn bị tính thuế và thu nhập)

• Lập báo cáo tài chính hàng tháng, chuẩn bị phân tích các tài khoản theo yêu cầu, hỗ trợ chuẩn bị ngân sách dự kiến

• Hỗ trợ thực hiện và duy trì kiểm soát tài chính nội bộ và thủ tục, hỗ trợ quản lý biên chế,

• Cung cấp tư vấn tài chính bằng cách nghiên cứu các vấn đề hoạt động; Áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn tài chính

• Đặc biệt, chuẩn bị ngân sách; thực hiện phát triển dự án báo cáo. Lập bảng phân tích tài chính, tìm cách tăng lợi nhuận và mang về doanh thu cáo nhất cho doanh nghiệp – công ty

• Cập nhật thông tin về công việc thu chi tài chính – ngân quỹ, thực hiện thao tác chi thuế giá trị gia tăng, thực hiện các công việc giao dịch và kiểm soát với ngân hàng.

• Hoàn thành sứ mệnh về việc phân tích tài chính doanh nghiệp cách hoàn thành các kết quả liên quan nếu cần. (Điều hành các khoản phải thu và các khoản phải trả )

• Xem xét và báo cáo chi phí quá trình.

• Hỗ trợ chuẩn bị và điều phối quá trình kiểm toán.

• Theo dõi và giải quyết các vấn đề ngân hàng bao gồm các phí thường lệ, và kiểm tra ngân sách phòng chức năng nếu có sai xót.

2. Kỹ năng Tài chính kế toán và Trình độ:

• Làm việc với Deadline và chịu áp lực

• Quản lý lợi nhuận,

• Kế toán

• Kiểm toán

• Kỹ năng Tài chính

• Phân tích thông tin

• Báo cáo kết quả tài chính

• Phân tích Thống kê

• Kiến thức Kinh doanh

Để có thể hoàn tất và làm tốt các công việc này, một kế toán doanh nghiệp nhất định phải thấy hiểu về những quy tắc làm việc, từ giấy tờ, đóng dấu, điều kiện luật pháp bắt buộc bằng cách cập nhật các quy định về tài chính và các thông lệ được phê duyệt từ chính phủ.

Để hiểu biết hết tất cả quá trình của nghề kế toán, các bạn không chỉ cần có sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong việc phân tích các con số dữ liệu, mà còn phải tích cóp nhiều kinh nghiệm hơn để có thể hiểu hết các công việc liên quan. Cần hiểu biết về các nguyên tắc và thực tiễn kế toán, kiến thức về các nguyên tắc tài chính, kiến thức về báo cáo tài chính, thành thạo phần mềm kế toán có liên quan.

Ngành Kế Toán Doanh Nghiệp học những gì?

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, các bạn sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Chương trình Kế toán doanh nghiệp cung cấp kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán, chuyển công việc của người kế toán thủ công sang ứng dụng Công nghệ thông tin trên máy vi tính, giúp chuyên nghiệp hóa và đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo còn hướng tới việc xây dựng những kế toán viên có nghiệp vụ vững vàng, cùng với kỹ năng sử dụng thuần thục các công cụ hỗ trợ, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. 

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *